Trang chủ/Hướng dẫn/Bách Khoa Toàn Thư Blockchain/Các khái niệm hot/DePIN là gì?

DePIN là gì?

2024.04.27 MEXC
Chia sẻ

1. DePIN là gì?


DePIN là một khái niệm mới nổi và được viết tắt của cụm từ Decentralized Physical Infrastructure. DePIN hoạt động dựa trên nguyên tắc khuyến khích người dùng chia sẻ tài nguyên như: Dung lượng lưu trữ, mạng Wi-Fi, kết nối băng thông rộng, khả năng điện toán đám mây.v.v.. để xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng mạng lưới. Phần thưởng cho người dùng chính là các token.

Khái niệm DePIN lần đầu xuất hiện vào cuối năm 2022 trong cuộc thi đặt tên công khai của Messari cho cơ sở hạ tầng vật lý web3. Sau đó, Messari đã sử dụng khái niệm này trong các báo cáo thường niên và báo cáo đặc biệt, biến DePIN trở thành tên gọi thống nhất cho lĩnh vực này.


2. Ưu điểm của DePIN


So với các mạng cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống, DePIN có những ưu điểm sau:

2.1 Chi phí thấp và khởi động nhanh


DePIN loại bỏ các chi phí liên quan đến việc xây dựng, bảo trì cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống và chi phí thuê nhân viên. Bằng cách khuyến khích người dùng thông qua phần thưởng token để chia sẻ tài nguyên mạng cá nhân, điều này sẽ làm giảm rào cản gia nhập ngành. Ngoài ra, với tốc độ khởi động của DePIN và kết nối phần cứng với mạng đều nhanh hơn nhiều so với xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thống, mang lại lợi thế cạnh tranh cho việc mở rộng toàn cầu mà không gặp rào cản.

2.2 Phi tập trung hoá


Các mạng được xây dựng thông qua DePIN dựa vào hàng nghìn nút, giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu từ các cuộc tấn công độc hại hoặc sự cố kỹ thuật. Điều này là một ưu điểm đáng kể so với các mạng cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống.

2.3 Quản trị mở


DePIN cho phép bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu đều có thể tham gia và xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý phù hợp với nhu cầu của chính mình. Ngược lại, các dự án cơ sở hạ tầng truyền thống thường do một tổ chức trung tâm quyết định, xác định các điều kiện và điều khoản của việc sử dụng.

3. Phân loại DePIN


Theo phân loại của Messari, lĩnh vực DePIN có thể được chia thành hai danh mục chính: Mạng tài nguyên vật lý (Physical Resource Network (PRN) và mạng tài nguyên kỹ thuật số (Digital Resource Networks (DRN).

Mạng tài nguyên vật lý bao gồm mạng không dây, mạng không gian địa lý, mạng di động và mạng năng lượng. Mạng tài nguyên kỹ thuật số bao gồm mạng lưu trữ, băng thông và mạng máy tính. Ví dụ về cả hai được hiển thị trong hình dưới đây:


3.1 Mạng tài nguyên vật lý (Physical Resource Network (PRN))


Mạng tài nguyên vật lý triển khai thiết bị phần cứng phụ thuộc vào vị trí địa lý, bằng cách sử dụng các biện pháp khuyến khích để cung cấp các dịch vụ mạng mật mã có thể tiêu thụ và không thể thay thế. Ưu điểm chính nằm ở việc giảm đáng kể vốn đầu tư và chi phí vận hành. Như đã đề cập trước đó, trong các ưu điểm của DePIN, mạng tài nguyên vật lý phân bổ vốn đầu tư truyền thống và chi phí vận hành cho các thành viên trong mạng.

3.2 Mạng tài nguyên kỹ thuật số (Digital Resource Network (DRN))


Mạng tài nguyên kỹ thuật số khuyến khích người dùng triển khai phần cứng bằng các biện pháp khuyến khích để cung cấp tài nguyên kỹ thuật số có thể thay thế. Một tính năng quan trọng của mạng này là tập trung vào việc tái sử dụng các tài nguyên không hoạt động hiện có mà không yêu cầu người tham gia mua phần cứng mới. Mạng tài nguyên kỹ thuật số nhằm mục đích cung cấp giải pháp cho các trung tâm dữ liệu và doanh nghiệp vừa và nhỏ để sử dụng một lượng lớn tài nguyên không hoạt động.

4. Các dự án DePIN phổ biến


4.1 Filecoin (FIL)


Filecoin là một mạng lưu trữ phi tập trung được xây dựng trên giao thức IPFS và là một dự án hàng đầu trong lĩnh vực lưu trữ phi tập trung. Dự án nhằm mục đích thiết lập một thị trường hiệu quả để cung cấp dịch vụ cho không gian lưu trữ có sẵn toàn cầu, cho phép người dùng trả phí lưu trữ với chi phí thấp.

4.2 Arweave (AR)


Arweave và Filecoin thuộc cùng lĩnh vực, cả hai đều tập trung vào lưu trữ phi tập trung. Arweave áp dụng phương pháp gọi "Lưu trữ vĩnh viễn" bằng cách lưu trữ dữ liệu trên blockchain, đảm bảo thông tin không bao giờ bị mất.

4.3 Worldcoin (WLD)


Worldcoin được thành lập bởi Sam Altman, một trong những người sáng lập của OpenAI, với mục tiêu cho phép mọi người tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Nhận thấy đa số người trên toàn thế giới hiện nay đều thiếu một phương tiện số để xác minh danh tính, và tầm nhìn của Worldcoin là xây dựng hệ thống danh tính, tiền kỹ thuật số lớn nhất và công bằng nhất trên thế giới.

4.4 Helium (HNT)


Helium là một mạng lưới blockchain phi tập trung được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị Internet of Things (IoT). Ở giai đoạn đầu, Helium thu hút một số lượng lớn người dùng thông qua công nghệ blockchain và các chương trình khuyến khích bằng token, thu hút người dùng triển khai các mạng không dây để xây dựng một mạng lưới phi tập trung. Rào cản gia nhập thấp đối với các thiết bị hotspot của Helium cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dùng. Sau đó, do số lượng người dùng thấp, dự án đã chuyển sang mạng Solana vào năm 2022.

4.5 IOTA (IOTA)


IOTA là một công nghệ sổ cái phân tán mã nguồn mở được thiết kế đặc biệt cho các thiết bị Internet of Things (IoT), nhằm hỗ trợ trao đổi dữ liệu và giá trị giữa các thiết bị IoT. Điều làm nổi bật IOTA là việc sử dụng một cấu trúc dữ liệu gọi là "Tangle", cho phép xác nhận giao dịch nhanh chóng và có khả năng xử lý lưu lượng cao trong khi giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên tính toán. Điều này giúp cho IOTA trở thành một giải pháp tiềm năng để tạo điều kiện cho các tương tác kinh tế giữa các thiết bị IoT.

4.6 io.net


io.net là một mạng lưới tính toán phi tập trung được xây dựng trên Solana, cho phép người dùng sở hữu máy tính nhàn rỗi đóng góp sức mạnh tính toán cho các công ty trí tuệ nhân tạo yêu cầu tài nguyên lớn. Hiện tại, dự án đang ở giai đoạn sắp niêm yết token và là một trong những dự án DePIN+AI được mong đợi cao trên thị trường.

5. Hướng dẫn tham gia các dự án của DePIN


DePIN lần đầu thu hút sự chú ý của thị trường vào giữa năm 2023 và vẫn đang ở giai đoạn đầu. Đối với người dùng thông thường muốn tham gia, cách dễ nhất là sở hữu các token liên quan. Hiện tại, MEXC đã niêm yết tất cả các dự án DePIN phổ biến được đề cập trong bài viết này, bao gồm giao dịch Spot và Futures. Bạn có thể giao dịch các token này trên MEXC.

Lấy token WLD làm ví dụ. Vui lòng mở và đăng nhập vào App MEXC, nhập WLD vào thanh tìm kiếm, chọn [Spot] để truy cập vào K-line, sau đó nhấn [Mua]. Tại giao diện giao dịch, chọn loại lệnh, nhập số lượng và nhấn [Mua WLD] để hoàn tất thao tác mua.


Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không cung cấp lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, tài chính, kế toán hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác và cũng không phải là lời khuyên để mua, bán hoặc nắm giữ bất kỳ tài sản nào. MEXC Learn chỉ cung cấp thông tin cho mục đích tham khảo và không phải là lời khuyên đầu tư. Hãy đảm bảo bạn hiểu đầy đủ những rủi ro liên quan và thận trọng khi đầu tư. MEXC không chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của người dùng.

Lợi ích của người dùng mới

Đăng ký và dễ dàng nhận phần thưởng cho người dùng mới. 8,000 USDT tiền thưởng Futures đang chờ bạn.