Trang chủ/Hướng dẫn/Hướng dẫn người mới/Futures/Câu hỏi thường gặp về thanh lý Futures MEXC

Câu hỏi thường gặp về thanh lý Futures MEXC

2023.12.4 MEXC
Chia sẻ


MEXC cung cấp hai loại giao dịch Futures: Futures vĩnh cửu USDT-M và Coin-M. Futures USDT-M hỗ trợ đòn bẩy lên tới 200 lần, trong khi Futures Coin-M cung cấp đòn bẩy lên tới 125 lần. Mặc dù đòn bẩy là một tính năng hấp dẫn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao nhưng người dùng cũng cần quản trị rủi ro thanh lý bắt buộc.

Để giúp những người dùng đam mê giao dịch Futures giảm thiểu thua lỗ, bài viết này tóm tắt bốn câu hỏi phổ biến về thanh lý bắt buộc trong giao dịch Futures. Sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế thanh lý bắt buộc của MEXC, giúp bạn giao dịch Futures hiệu quả hơn.

1. Sử dụng Giá hợp lý để thực hiện thanh lý


Trong cơ chế giao dịch Futures của MEXC, trước tiên bạn phải hiểu thanh lý bắt buộc được tính dựa trên giá hợp lý, không phải giá mới nhất hay giá chỉ số. Giá hợp lý là giá theo thời gian thực, được tính toán dựa trên giá chỉ số và giá mới nhất. Giá hợp lý có thể khác với giá khớp lệnh. Để biết thêm thông tin về giá chỉ số và giá mới nhất, vui lòng tham khảo bài viết "Chỉ số giá, giá hợp lý và giá mới nhất".

Sử dụng giá hợp lý có thể tránh được thanh lý bắt buộc một cách hiệu quả do không đủ thanh khoản hoặc thao túng thị trường. Khi giá hợp lý chạm đến giá thanh lý, thanh lý bắt buộc sẽ bị kích hoạt.

Để xem giá hợp lý trên website MEXC, hãy đến biểu đồ K-line chọn [Giá hợp lý]


Truy cập vào App, bạn có thể vào trang biểu đồ K-line, sau đó chọn [Giá hợp lý] và xem giá hợp lý trực tiếp trên biểu đồ K-line.


2. Đóng vị thế bằng Giá phá sản


Khi kích hoạt thanh lý, hệ thống sẽ đóng các vị thế bằng nhiều cách khác nhau bao gồm hủy lệnh, thanh lý từng phần và giao dịch trao đổi vị thế giữa Long và Short. Đóng vị thế bằng giá phá sản đề cập đến những vấn đề sau: Nếu mức giới hạn rủi ro của vị thế người dùng lớn hơn mức 1, hệ thống sẽ tự động đóng một phần vị thế (thông qua các phương thức nói trên) để giảm rủi ro. Nếu sau khi giảm mức rủi ro nhưng vẫn đáp ứng các điều kiện thanh lý, vị thế đó sẽ được hệ thống thanh lý tiếp quản và đóng bằng giá phá sản. Để biết thông tin về mức giới hạn rủi ro, bạn có thể tham khảo trang "Thông tin".

Khi vị thế đóng bởi giá thị trường (tốt hơn giá phá sản), số tiền ký quỹ còn lại sẽ được cộng vào quỹ bảo hiểm MEXC. Nếu giá thị trường thấp hơn giá phá sản, quỹ bảo hiểm MEXC sẽ bù đắp phần chênh lệch để đảm bảo thanh lý bắt buộc được thực hiện.

3. Thay đổi giá thanh lý


Về lý thuyết, giá thanh lý Futures không thay đổi, nhưng cơ chế thanh lý thay đổi liên tục nên giá thanh lý sẽ có một số trường hợp ngoại lệ.

Thứ nhất, giá thanh lý Futures khác nhau giữa chế độ Cross Margin và Isolated Margin. Trong chế độ Cross Margin, tất cả tài sản có sẵn sẽ được sử dụng làm ký quỹ vị thế. Nếu bạn mở nhiều vị thế, PNL chưa thực hiện sẽ ảnh hưởng đến giá thanh lý. PNL chưa thực hiện tăng sẽ làm giảm giá thanh lý, ngược lại PNL chưa thực hiện giảm sẽ làm tăng giá thanh lý. Ngoài ra, ở chế độ Cross Margin, thay đổi về kích thước vị thế cũng sẽ dẫn đến thay đổi giá thanh lý. Trong chế độ Isolated Margin, giá thanh lý không thay đổi trừ khi các yếu tố bổ sung thay đổi như giá vào lệnh hoặc kích thước vị thế. Điều đó có nghĩa số tiền ký quỹ được phân bổ cho mỗi vị thế là riêng lẻ. Ở chế độ Cross Margin, bạn có thể chú ý đến tỷ lệ ký quỹ. Khi tỷ lệ ký quỹ đạt 100% thì một phần vị thế có thể bị hệ thống thanh lý tiếp quản ở mức giá phá sản.

Thứ hai, phí funding cũng ảnh hưởng đến giá thanh lý. Ở chế độ Cross Margin, việc nhận và thanh toán phí funding sẽ thay đổi số tiền ký quỹ, từ đó thay đổi giá thanh lý. Ở chế độ Isolated Margin, nếu nhận được phí funding, giá thanh lý vẫn không thay đổi. Nếu vị thế bị thu phí funding và tài khoản không đủ số dư khả dụng, số tiền ký quỹ vị thế sẽ bị khấu trừ, dẫn đến thay đổi giá thanh lý.

Vì vậy, giá thanh lý bị ảnh hưởng bởi chế độ ký quỹ, số dư ký quỹ và những thay đổi về phí funding. Bạn có thể lưu ý những khác biệt này khi mở vị thế.

4. Lệnh dừng lỗ (SL) không thành công


Khi giao dịch Futures trên MEXC, bạn có thể gặp phải tình huống lệnh SL của bạn không thành công. Điều này có thể xảy ra vì những lý do sau:

① Đặt giá SL không hợp lý
Nếu giá SL quá gần với giá thanh lý, thanh lý có thể xảy trước khi lệnh SL được kích hoạt. Điều này có thể dẫn đến thanh lý bắt buộc, khiến lệnh SL không thành công.

② Thị trường biến động mạnh
Sau khi kích hoạt TP/SL, lệnh được đặt theo giá thị trường. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, khi giá thị trường vượt qua mức giá đã đặt, điều đó có thể dẫn đến lệnh SL không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần. Bạn có thể chọn đợi lệnh được thực hiện hoàn toàn dựa vào khẩu vị rủi ro hoặc chọn hủy lệnh.

③ Lý do khác
Ngoài ra, lệnh SL không thành công có thể do các yếu tố như không đủ vị thế, Futures ở trạng thái không giao dịch, sự cố hệ thống, v.v.

Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý các lệnh TP/SL trong giao dịch Futures MEXC là các lệnh thị trường, do đó có thể có sự chênh lệch giữa giá thực hiện và giá kích hoạt. Phần trên bao gồm các câu hỏi phổ biến về thanh lý Futures bắt buộc. Bạn có thể giảm khả năng thanh lý bắt buộc bằng cách sử dụng nhiều chiến lược khác nhau, chẳng hạn như theo dõi số tiền ký quỹ của mình, sử dụng lệnh SL hoặc giảm đòn bẩy. Để biết thêm thông tin về các sản phẩm Futures, bạn có thể tham khảo các bài viết khác liên quan đến Futures tại MEXC Learn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không cung cấp lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, tài chính, kế toán, tư vấn hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác, cũng không phải là khuyến nghị mua, bán hoặc nắm giữ bất kỳ tài sản nào. MEXC Learn chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Hãy đảm bảo hiểu biết thấu đáo về những rủi ro liên quan và đầu tư thận trọng. Hành động đầu tư của người dùng là độc lập và không được chỉ đạo bởi nền tảng này.


Lợi ích của người dùng mới

Đăng ký và dễ dàng nhận phần thưởng cho người dùng mới. 8,000 USDT tiền thưởng Futures đang chờ bạn.