Trang chủ/Hướng dẫn/Hướng dẫn người mới/Futures/Thanh Lý Bắt Buộc Là Gì?

Thanh Lý Bắt Buộc Là Gì?

2024.08.10 MEXC
0m
Chia sẻ

1. Thanh lý bắt buộc là gì?


Thanh lý bắt buộc xảy ra khi số tiền ký quỹ đạt đến mức ký quỹ duy trì, dẫn vị thế bị thanh lý và bị mất toàn bộ số tiền ký quỹ duy trì. Khi giá hợp lý đạt đến giá thanh lý, sẽ kích hoạt thanh lý bắt buộc, quá trình này gọi chung là "thanh lý".

Thanh lý bắt buộc thường xảy ra trong giao dịch Futures khi thị trường biến động mạnh. Khi giá tài sản biến động đáng kể, số dư tài khoản của nhà giao dịch có thể không đáp ứng yêu cầu ký quỹ duy trì. Để giải quyết tình trạng này, sàn giao dịch sẽ tự động thực hiện thanh lý bắt buộc theo các quy tắc định trước.

Ví dụ: Nếu người dùng tham gia giao dịch có đòn bẩy để mua một giá trị nhất định của tài sản tiền mã hóa nhưng bị giảm giá dẫn đến không đủ tiền ký quỹ, sàn giao dịch sẽ tự động bán một phần hoặc toàn bộ vị thế để bù đắp cho sự thiếu hụt ký quỹ.

MEXC sử dụng hệ thống đánh dấu giá hợp lý để tránh thanh lý bắt buộc do thiếu thanh khoản hoặc thao túng thị trường.

2. Thanh lý bắt buộc được thực hiện như thế nào?


2.1 Tính toán giá thanh lý ở chế độ Isolated margin


Điều kiện thanh lý: Ký quỹ vị thế + PNL chưa thực hiện ≤ Ký quỹ duy trì

Vị thế Long: Giá thanh lý = (Ký quỹ duy trì - Ký quỹ vị thế + Giá mở trung bình x Số lượng x Kích thước) / (Số lượng x Kích thước)

Vị thế Short: Giá thanh lý = (Giá mở trung bình x Số lượng x Kích thước - Ký quỹ duy trì + Ký quỹ vị thế) / (Số lượng x Kích thước)

Lưu ý: Phí giao dịch không được tính đến ở đây.

2.2 Thanh lý bắt buộc ở chế độ Cross margin


Ở chế độ Cross margin, tất cả số tiền ký quỹ khả dụng của người dùng sẽ được sử dụng làm ký quỹ vị thế. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý trong chế độ này, PNL chưa thực hiện của các vị thế có lãi không thể được sử dụng làm ký quỹ cho các vị thế khác.

Từ các công thức trên, chúng ta có thể tăng khoảng cách với giá mở bằng cách tăng ký quỹ vị thế thủ công. Do đó, có thể giảm thiểu khả năng đối mặt với rủi ro thanh lý bằng cách tăng ký quỹ thủ công.

3. Quy trình thanh lý bắt buộc


Khi thanh lý bắt buộc được kích hoạt, hệ thống sẽ tiến hành theo thứ tự sau: Thực hiện hủy lệnh, tự giao dịch giữa các vị thế Long và Short, thanh lý theo cấp và sau đó thanh lý. Quy trình này cho phép thanh lý dần dần dựa trên giới hạn rủi ro của người dùng, tránh việc thanh lý toàn bộ vị thế và giảm thiểu rủi ro cho người dùng.

3.1 Thực hiện hủy lệnh: Ở chế độ Cross margin, tất cả các lệnh chờ trong tài khoản sẽ bị hủy. Trong khi ở chế độ Isolated margin, nếu tính năng thêm ký quỹ tự động được kích hoạt, tất cả các lệnh chờ Futures sẽ bị hủy. Sau khi thực hiện hủy lệnh, nếu tỷ lệ ký quỹ vẫn lớn hơn hoặc bằng 100%, tiếp tục sang bước tiếp theo.

3.2 Tự giao dịch giữa các vị thế Long và Short: Các vị thế Cross đồng thời theo cả hai hướng Long và Short sẽ bị giảm bằng cách thực hiện tự giao dịch (Bước này chỉ áp dụng trong quá trình thanh lý bắt buộc ở chế độ Cross margin). Sau khi thực hiện tự giao dịch, nếu tỷ lệ ký quỹ vẫn lớn hơn hoặc bằng 100%, tiếp tục sang bước tiếp theo.

3.3 Thanh lý theo cấp: Nếu vị thế của người dùng ở cấp giới hạn rủi ro thấp nhất, quy trình sẽ được chuyển trực tiếp sang bước tiếp theo. Nếu cấp giới hạn rủi ro của vị thế của người dùng cao hơn Cấp 1, thì cần phải được hạ xuống. Điều này có nghĩa là một phần của vị thế ở cấp hiện tại sẽ được công cụ thanh lý tiếp quản ở mức giá phá sản, làm giảm cấp giới hạn rủi ro. Sau đó, tỷ lệ ký quỹ được tính toán lại dựa trên tỷ lệ ký quỹ duy trì sau khi hạ xuống. Nếu tỷ lệ ký quỹ vẫn lớn hơn hoặc bằng 100%, quy trình sẽ tiếp tục hạ thấp mức rủi ro hơn nữa cho đến khi đạt đến cấp thấp nhất.

3.4 Thanh lý: Nếu vị thế ở cấp thấp nhất nhưng tỷ lệ ký quỹ lớn hơn hoặc bằng 100%, vị thế còn lại sẽ bị công cụ thanh lý tiếp quản với giá phá sản. (Quá trình tiếp quản vị thế thanh lý không thông qua hệ thống khớp lệnh, do đó giá phá sản sẽ không xuất hiện trong lịch sử giao dịch thị trường hoặc biểu đồ K-line.)

4. Xử lý sau khi hệ thống thanh lý tiếp quản vị thế


Khi vị thế của người dùng bị hệ thống thanh lý tiếp quản ở mức giá phá sản, nếu vị thế còn lại có thể được khớp trên thị trường với mức giá có lợi hơn giá phá sản, số tiền ký quỹ còn lại sẽ được thêm vào quỹ bảo hiểm.

Nếu vị thế không thể được khớp ở mức giá có lợi hơn so với giá phá sản, khoản lỗ do thanh lý sẽ được bồi thường bằng quỹ bảo hiểm. Nếu quỹ bảo hiểm không đủ để bù đắp tổn thất, hệ thống giảm đòn bẩy tự động sẽ tiếp quản vị thế đã thanh lý.

5. Làm thế nào để tránh bị thanh lý bắt buộc


5.1 Tăng ký quỹ hoặc giảm đòn bẩy


Bạn có thể giảm thiểu rủi ro thanh lý bắt buộc bằng cách thêm ký quỹ hoặc giảm đòn bẩy, điều này sẽ đẩy giá thanh lý ra xa giá thị trường.

5.2 Đặt SL


Đặt giá SL là cách hữu hiệu để tránh bị thanh lý bắt buộc, giúp hạn chế thua lỗ và tránh tình trạng bị thanh lý.

Điều quan trọng cần lưu ý là lệnh TP/SL có thể không thành công do các yếu tố như thị trường biến động quá mức hoặc không đủ vị thế sẵn có để đóng. Nếu được kích hoạt thành công, lệnh Market sẽ được đặt để đóng vị thế, nhưng do biến động của thị trường, lệnh có thể không được thực hiện ngay lập tức, dẫn đến sai lệch so với giá đã đặt.

5.3 Đặt thông báo cảnh báo thanh lý


Trong cài đặt sở thích trên trang giao dịch Futures, hãy bật cảnh báo thanh lý và đặt tỷ lệ ký quỹ. MEXC sẽ cảnh báo bạn khi tỷ lệ ký quỹ của một vị thế đạt hoặc vượt quá giá trị bạn đặt, với tối đa một cảnh báo mỗi 30 phút cho một vị thế.


Tổng kết


Việc sử dụng các công cụ đòn bẩy có thể giúp đạt được lợi nhuận lớn hơn nhưng cũng đi kèm với rủi ro tương ứng. Khi tham gia giao dịch Futures, bạn có thể tránh thanh lý bắt buộc bằng cách sử dụng các công cụ do sàn giao dịch cung cấp và áp dụng các chiến lược giao dịch hợp lý.

Lợi ích của người dùng mới

Đăng ký và dễ dàng nhận phần thưởng cho người dùng mới. 8,000 USDT tiền thưởng Futures đang chờ bạn.